Siêu âm 2d nhiều có tốt không? Những lầm tưởng về siêu âm 2d

Siêu âm 2d là hình thức được hầu các phòng khám áp dụng để siêu âm cho mẹ bầu. Vậy siêu âm 2d nhiều có tốt không? có chính sác không? Để giải đáp thắc mắc này chúng tôi đã gửi câu hỏi của bạn cho bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế để nghe câu trả lời của bác sĩ mời bạn đọc ngay bài viết sau đây:


Siêu âm 2d nhiều có tốt không?

Siêu âm 2D hay còn gọi là siêu âm thai mức độ 1, là phương pháp siêu âm cổ điển, lâu đời nhất cho đến nay vẫn được sử dụng trong khám thai và siêu âm ổ bụng, tim, mạch,

Với người bình thường, siêu âm 2D cho hình ảnh đen trắng, nhìn như một tấm phim tiêu bản. Nhưng với bác sĩ chuyên khoa, siêu âm 2D vẫn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: Tuổi thai, tình hình phát triển của thai nhi, các dị tật bẩm sinh (nếu có), độ dài – kích thước của thai, tình trạng nước ối, nhau thai, cấu trúc tử cung của người mẹ,…

Siêu âm 3D hay 4D thực chất không tốt hơn siêu âm 2D, thậm chí, với việc tính trọng lượng thai nhi, đo một số chỉ số, xác định tuổi thai nhi, ở siêu âm 2D còn chính xác hơn là 3D và 4D.

Độ chính xác của siêu âm 2D thực chất phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, vì vậy bà bầu nên chọn những cơ sở y tế uy tín để khám thai và siêu âm thai.

Có ý kiến cho rằng, siêu âm có thể phát ra bức xạ nguy hiểm đến thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật hoặc chậm phát triển, có đúng không  thưa bác sĩ?

Siêu âm có phát ra bức xạ nguy hiểm đến thai nhi không
Siêu âm có phát ra bức xạ nguy hiểm đến thai nhi không

Siêu âm thai là kỹ thuật sử dụng sóng âm ở tần số khác nhau để tái tạo hình ảnh của thai nhi bên trong tử cung của mẹ, vì vậy siêu âm không hề phát ra bức xạ nguy hiểm cho thai nhi như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Cho đến nay, siêu âm thai vẫn được xem là phương pháp hiệu quả nhất giúp bác sĩ và mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh của thai nhi, theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm những dị tật bất thường có thể xảy ra.

Như vậy, nếu mẹ bầu siêu âm thai hợp lý, đúng lịch hẹn của bác sĩ, thì siêu âm mang lại rất nhiều lợi ích, chứ không hề gây hại đến thai nhi như nhiều người lầm tưởng.

Rất nhiều mẹ bầu thường đi siêu âm bất cứ khi nào họ muốn, vậy siêu âm 2D nhiều có tốt không?

Trước hết, việc siêu âm quá nhiều lần sẽ làm bạn tốn kém nhiều chi phí, trong khi điều này hoàn toàn không cần thiết. Siêu âm quá nhiều lần thực tế không mang lại nhiều giá trị vì những thời điểm quá gần nhau, thai nhi không có những thay đổi đáng kể nào.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học Thụy Điển, siêu âm thai quá nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não ở thai nhi. Tỷ lệ thai nhi bị tổn thương não ở các mẹ siêu âm nhiều cao hơn hẳn các mẹ siêu âm ít.

Trong khi đó, từng có nghiên cứu của các nhà khoa học Anh trên các mẹ bầu khỏe mạnh cho kết quả là: Tỷ lệ tử vong chu sinh ở các thai nhi có mẹ siêu âm màu từ 2 lần trở lên cao hơn gấp 2 lần so với nhóm các em bé có mẹ không thực hiện siêu âm này.

Đồng thời, báo cáo của các nhà khoa học Anh cũng cho thấy, khi quá trình siêu âm, đặc biệt là siêu âm màu diễn ra quá lâu, có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể mẹ và bào thai, từ đó làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật về não.

Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết, phụ nữ chỉ nên siêu âm thai tại các mốc quan trọng theo chỉ định của bác sĩ, thay vì siêu âm quá nhiều lần trong thai kì.

Xin bác sĩ vui lòng cho biết, bà bầu nên siêu âm 2D vào những thời điểm nào của thai kì?

Thời điểm siêu âm 2D tốt nhất mẹ bầu nên nhớ

Với những mẹ bầu có thai kì phát triển bình thường, có 4 thời điểm quan trọng bạn nên thực hiện siêu âm thai:

  • Tuần 6 – 8: Để xác định xem thai đã vào tử cung chưa.
  • Tuần 11 – 13: Siêu âm đo độ mờ da gáy, chẩn đoán khả năng mắc hội chứng down và một số bất thường có thể có ở thai nhi.
  • Tuần 22 – 24: Khảo sát hình thái và sự phát triển của thai nhi. Ở tuần thai này, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện những dị tật về cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, tay, chân,… của thai nhi (nếu có).
  • Tuần 31 – 32: Kiểm tra động mạch, tim, cấu trúc não, tình trạng dây rốn, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối, đồng thời qua đó tư vấn phương pháp sinh cho  thai phụ.

Có không ít trường hợp bác sĩ siêu âm kết luận bình thường, mẹ sinh ra con dị tật; hoặc bác sĩ kết luận con dị tật, mẹ sinh ra con khỏe mạnh. Vậy theo bác sĩ, thai phụ nên làm gì để tránh những trường hợp này?

Thực tế, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tồn tại không ít các trường hợp bác sĩ siêu âm sai khiến cho em bé và gia đình phải chịu không ít bất hạnh, hoặc gây ra những chuyện “dở khóc dở cười”.

Việc siêu âm có chính xác, phản ánh hết các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi hay không phụ thuộc vào ba yếu tố: Thời điểm siêu âm, trình độ chuyên môn của bác sĩ và máy siêu âm.

Thời điểm siêu âm đóng vai trò rất quan  trọng, nếu sai thời điểm thì việc siêu âm không còn nhiều ý nghĩa nữa. Chẳng hạn với siêu âm đo độ mờ da gáy, bắt buộc phải thực hiện vào tuần 11 – 13, quá thời điểm này, chỉ số độ mờ da gáy không phản ánh được khả năng mắc dị tật và hội chứng down nữa.

Trình độ bác sĩ siêu âm cũng rất quan trọng. Nếu việc siêu âm thực hiện bởi bác sĩ có trình độ kém, thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, việc đọc kết quả siêu âm sai lệch, không chính xác là rất cao.

Bên cạnh đó, máy siêu âm quá cũ, lạc hậu cũng ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả siêu âm.

Vì vậy, thai phụ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ siêu âm giỏi, hoạt động công khai, được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và y đức tốt.

Ở trên bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế đã giải đáp thắc mắc siêu âm 2d nhiều có tốt không? Bác sĩ cũng nói chưa có bất kỳ chứng minh nào nói siêu âm thai nhiều không tốt nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng siêu âm nhiều quá. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được tư vấn miễn phí.